Bình Định Gia môn phái có lịch sử lâu đời trong làng võ thuật Việt

Đối với những người có niềm đam mê với võ thuật cổ truyền Việt Nam thì Bình Định Gia không còn là một cái tên xa lạ. Bình Định Gia thuộc hệ phái võ Bình Định. Chữ gia trong Bình Định Gia có ý nghĩa là gia tộc. Cụ tổ của Bình Định Gia xuất phát từ Trung Quốc sau đó cụ đã sang Việt Nam và định cư ở Bình định, được trau rồi võ thuật Tây Sơn và sáng lập ra Bình Định Gia. Mặt khác chữ gia ở đây cũng mang ý nghĩa là gia đình vì môn võ này trước kia chỉ truyền dạy trong dòng tộc. không dạy ra bên ngoài.

Võ phục chính thức của Bình Định Gia là màu đen. Hệ thống các đai tiến dần theo trình độ từ dưới lên trên phân biết theo các màu: đen- trắng- xanh- vàng- đỏ.

Tôn chỉ của Bình Định gia là “Võ đạo vị nhân sinh- Võ công khai trí tuệ” (Rèn luyện võ công để nâng cao sức lực, khai tâm, mở trí, tự tin vào bản thân và tự tôn dân tộc). Bình Định gia truyền dạy tư tưởng “Dụng thủ vi công, thương tâm giả ác” (lấy tự vệ làm đòn công, lấy thiện tâm giải ác).

Bình Đinh Gia trước đây không nhận được đệ tử cho đến năm 1982, được sự đồng ý của các trưởng lão trong gia tộc, võ sư Trần Hưng Quang đã bắt đầu truyền thụ võ công cho các đệ tử bên ngoài. Cái nôi đào tạo võ sinh đầu tiên của Bình Định Gia là trường Việt Nam – An-giê-ri tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chỉ trong khoảng thời gian 5 năm, dưới sự chỉ đạo của võ sư trưởng môn Trần Hưng Quang, chấp trưởng môn Trần Hưng Hiệp đã phát triển môn phái Bình Định Gia phát triển hầu hết các tỉnh phía Bắc. Đến năm 1995, số lượng môn sinh của môn phái đã lên tới hàng vạn người. Ngoài sự lớn mạnh về số lượng, Bình Định Gia còn là tượng đài bất khả chiến bại. Đây cũng là nơi nuôi hoài bão lớn cho nhiều thế hệ võ sư tên tuổi như: Trung, Lạc, Thành, Toàn, Dũng, Phương, Tuấn…

Có công phổ biến Bình Định Gia rộng rãi, nhưng dường như ông trời cũng ganh tỵ với tài năng của  võ sư Trần Hưng Hiệp, ngay tại thời điểm phát triển thịnh hành nhất, võ sư Hiệp đột ngột qua đời, Bình Định Gia mất đi người đứng đầu nên trong giai đoạn này hầu như không phát triển, có khả năng định hướng, tổ chức mọi hoạt động của môn phái một cách thống nhất như võ sư Trần Hưng Hiệp.

Lúc này, vợ của võ sư Trần Hưng Hiệp trở thành quyền trưởng môn – người con gái duy nhất thay chồng làm trưởng môn phái trong lịch sử Võ thuật nước nhà. Sau khi chấp quyền trưởng môn  bà Lê Minh Thu quyết định thành lập Tiểu ban chuyên môn, Tiểu ban đối ngoại, Tiểu ban tài chính, qua đó tạo sự chuyên nghiệp cho các hoạt động của môn phái. Ngoài ra, bà Thu còn tổ chức những lớp dạy kỹ năng sống sau mỗi buổi học, với mục đích trang bị đầy đủ kiến thức cho các môn sinh Bình Định gia.

Trong giới võ thuật vốn không có chỗ cho phận nhi nữ thường tình, nhưng với nghị lực, trách nhiệm và nhất là tình cảm với người chồng đã khuất – Bình Định gia phái đã và đang phát triển với người thuyền trưởng – Lê Minh Thu – người con gái duy nhất thay chồng làm chưởng môn phái trong lịch sử Võ thuật nước nhà.

Bình Định Gia đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trong làng võ thuật Việt Nam.

Loading...